In order to ensure the highest quality of our services, we use small files called cookies. When using our website, the cookie files are downloaded onto your device. You can change the settings of your browser at any time. In addition, your use of our website is tantamount to your consent to the processing of your personal data provided by electronic means.
Back

Tuyên bố của Viện Tưởng niệm Quốc gia liên quan đến bài báo của Tổng thống Putin

19.06.2020

MSZ

Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Nga cố gắng hồi sinh ảo mộng của Stalin về lịch sử hiện đại. Ảo mộng này được tạo ra trong thời đại cộng sản bằng cách kết hợp các diễn giải có chọn lọc về các sự kiện, sự thật nửa vời và sự tuyên truyền. Một hình ảnh thay thế cho thực tế đã được xây dựng. Liên Xô toàn trị hiện diện như một quốc gia với các ý định tốt, một nước bảo vệ hòa bình và an ninh của các quốc gia, một kẻ cao quý chinh phục Đế quốc Đức. Loại ảo mộng sai lầm này về lịch sử đã bị áp đặt một cách bắt buộc không chỉ ở Liên Xô mà còn ở các quốc gia khác bị Moscow bắt làm nô lệ sau Thế chiến II. Vào thời điểm đó, việc tiết lộ sự thật về vai trò thực sự của Liên Xô trong lịch sử lục địa này, về việc biến người dân Trung và Đông Âu thành nô lệ, về tội ác của Liên Xô chống lại hòa bình, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, đã bị đe dọa  và đàn áp nghiêm trọng. Điều đáng ngạc nhiên là ngày nay, trong một thế giới tự do, Tổng thống Nga đang cố gắng thúc đẩy các luận điểm gần như là một bản sao của sự tuyên truyền có từ thời Stalin và Brezhnev. Ông ta làm điều này trong một bài báo xuất hiện trên tờ The National Interest.

Các nhà sử học hiện đại đã đánh giá tiêu cực về Thỏa thuận Munich. Thật khó để bảo vệ sự bất động của phương Tây, khi bị bắt buộc phải giúp đỡ đồng minh Ba Lan lúc nước này bị tấn công vào năm 1939. Tuy nhiên, ngay cả tội lỗi của Vương quốc Anh và Pháp, sự vâng lời và chấp thuận theo những đòi hỏi của Hitler vào năm 1938, sự thụ động của họ đối với sự xâm lược năm 1939, cũng không thể so sánh được với vai trò tích cực của Liên Xô cùng với Đế quốc Đức trong việc mở màn Thế chiến II. Hiệp ước Molotov-Ribbentrop đã hợp nhất cả hai bên ký kết một chính sách xâm lược tích cực chống lại các quốc gia tự do còn lại ở Trung và Đông Âu. Hậu quả trực tiếp của nó là sự xâm lược Ba Lan của Đức và Liên Xô, bắt đầu vào ngày 1 tháng 9 và ngày 17 tháng 9 năm 1939. Theo cách đó, hai quốc gia chuyên chế này đã châm ngòi cho một cuộc xung đột toàn cầu dẫn đến sự mất mát hàng triệu sinh mạng con người.

Tổng thống Nga đã  liên tục cố gắng đổ lỗi cho Ba Lan một cách vô lý vì gây ra sự bùng nổ chiến tranh – trong khi trên thực tế,  Ba Lanchính là nạn nhân của cuộc xâm lược chung của Liên Xô và Đế quốc Đức. Những luận điểm của vị Tổng thống này về trật tự Versailles dường như là sự lặp lại những khẩu hiệu hình thành từ những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới,  mà gần như  được nhất trí tuyên truyền giữa chủ nghĩa xã hội dân tộc ở Đức và tuyên truyền cộng sản ở Liên Xô. Điều khá ngạc nhiên là Tổng thống Nga đang dùng đến những quan điểm có chọn lọc và thiên vị về cuộc xung đột giữa Ba Lan và Tiệp Khắc ở biên giới, xảy ra vào năm 1919-1938 để làm màu thêm cho mối quan hệ này, ông đã đưa các trích dẫn ra khỏi bối cảnh, để làm lu mờ khía cạnh tội phạm về sự hợp tác quân sự giữa hai nhà độc tài - Hitler và Stalin - một năm sau đó.

Trong bài báo của mình, Tổng thống Nga đã không đề cập đến việc cuộc xâm lược Ba Lan của Nga thực sự là thế nào. Ông cũng không giải thích làm thế nào mà sự đàn áp hàng loạt thường dân lại liên quan đến luận điểm mới / cũ (chủ nghĩa  Stalin) của ông về việc tăng cường an ninh của Liên Xô. Ông ta cũng đã bỏ qua số phận của hàng trăm ngàn thường dân, đàn ông, phụ nữ và trẻ em, những người không có khả năng phòng vệ, đã bị đầy đến các trại lao động và đưa vào sâu Liên Xô từ các vùng lãnh thổ do Liên Xô chiếm đóng. Trong thời kỳ hữu hảo giữa Stalin và Hitler, các quân đoàn của Liên Xô đã khiến hàng triệu người phải chịu cảnh nô lệ và gây ra những tội ác khủng khiếp.

Tổng thống cũng không thể giải thích việc Liên Xô viện cớ lo cho sự an toàn của các quốc gia lại liên quan đến vụ giết hại hàng ngàn tù nhân chiến tranh ở Katyn và các địa điểm hành quyết khác, mà ngay chính người Nga ở Nieders cũng coi đó là tội diệt chủng (gán cho Đức). Putin đã không đề cập đến sự xâm lược bạo liệt Phần Lan nhằm chứng tỏ phạm vi ảnh hưởng của mình như là một phần của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Ông ta đã bỏ qua một thực tế, rằng chính Liên Xô, do là một quốc gia xâm lược, đã bị trục xuất khỏi Liên minh các Quốc gia mà ông ta chỉ trích. Thế giới phải hoảng hốt khi nghe tin vị lãnh đạo của nhà nước Nga ngày nay đã bác bỏ một cách dứt khoát việc sáp nhập bạo lực Litva, Latvia và Estonia. Điều này liệu có nên được hiểu như là việc hoàn toàn chấp thuận sự đàn áp và tội ác tàn bạo đối với người dân ở tất cả các quốc gia bị Liên Xô chiếm đóng trong những năm 1939-1941? Có lẽ, chúng ta nên giải thích sự sáp nhập Tiệp Khắc của Đế quốc Đức theo cách tương tự, bỏ qua chính sách bạo lực và xâm lược của họ. Rốt cuộc, Hitler cũng soạn thảo các tài liệu về việc từ bỏ độc lập. Việc cung cấp các tài liệu thô của Liên Xô cho Đế quốc Đức trong cuộc xâm lược Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Pháp và trong Trận chiến Anh, cũng như các tác động khác của hợp tác Xô-Đức, cũng bị làm ngơ.

Vị Tổng thống này đã trình bày cuộc chiến với nước Đức đồng minh cũ nổ ra vào năm 1941 bằng cách gợi nhắc đến những gì mà Stalin đã tuyên truyền. Không ai phủ nhận thực tế là Hồng quân đã chịu tổn thất nặng nề và cuối cùng đã giành chiến thắng trong cuộc đụng độ của hai cường quốc chuyên chế. Tuy nhiên, nhiệm vụ của thế giới văn minh là không được quên rằng cả Liên Xô và Đế quốc Đức đã chiến đấu với các cuộc chiến tranh xâm lược từ năm 1939. Để theo đuổi các mục tiêu tư tưởng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cả hai quốc gia đã giết hại tàn nhẫn và bắt làm nô lệ hàng triệu người.

Thế giới và Nga phải được nhắc nhở rằng Liên Xô đã lợi dụng chiến thắng trước Đệ tam Quốc xã để bước vào một giai đoạn mới trong chính sách xâm lược của họ chống lại Ba Lan và các quốc gia châu Âu khác. Các vùng đất phía đông của Cộng hòa Ba Lan một lần nữa bị tịch thu. Các lãnh thổ còn lại nằm dưới sự cai trị của Liên Xô, bất kể thực tế là trong suốt cuộc chiến, Ba Lan đã chiến đấu chống lại Đức với tư cách là một quốc gia Đồng minh. Khi phương Tây kỷ niệm việc kết thúc chiến tranh vào năm 1945, một thời kỳ nô lệ mới đằng sau Bức màn sắt bắt đầu đến với Trung và Đông Âu. Liên Xô tiếp tục chính sách tội phạm, đàn áp và khủng bố. Các quân chủng thời Stalin đã di chuyển một cách tàn nhẫn các quốc gia toàn vẹn. Những người có quốc tịch khác nhau tiếp tục bị chuyển đến các trại tập trung Gulag trong những chiếc xe chở gia súc. Tuyên truyền của Stalin đã cấm bất cứ ai bàn luận về những vấn đề này, và ngày nay, Tổng thống Nga cũng ngần ngại  trong việc giải quyết chủ đề đó.

Không phải ngẫu nhiên mà những lời bình luật của Tổng thống Putin lại tương ứng với  việc kỷ niệm 80 năm ngày Hồng quân chiếm đóng Litva, Latvia và Estonia, đồng nghĩa với việc  các nước này mất đi độc lập của trong nhiều thập kỷ. Bài viết của ông ta đã được đăng trước thềm kỷ niệm 75 năm đánh dấu sự kết thúc của Phiên tòa Mười sáu. Mười sáu nhà lãnh đạo của Nhà nước Ngầm Ba Lan, với tư cách là đại diện của một quốc gia Đồng minh, đã được Liên Xô mời đến đàm phán. Thay vào đó, họ đã bị bắt, bị trục xuất đến Moscow và bị xử trong một phiên tòa dàn dựng. Phó Thủ tướng Ba Lan, một trong những Bộ trưởng và Tư lệnh Quân đội của phong trào kháng chiến Ba Lan không bao giờ được thả ra khỏi nhà tù Liên Xô. Điều này có thể được coi như là một biểu tượng của số phận bi thảm mà chế độ toàn trị Xô Viết đã gây cho Trung và Đông Âu.

Tổng thống Nga đã đúng khi tuyên bố rằng tốt hơn là nên dành lịch sử cho các chuyên gia và nhà nghiên cứu đáng tin cậy trong lĩnh vực này. Ông  không phải khởi động các chiến dịch ngoạn mục để phổ biến lịch sử. Sẽ là quá đủ nếu ông ta, một lần nữa, cung cấp tài liệu lưu trữ của Liên Xô và Nga cho các nhà nghiên cứu.

Nguyễn Mai Quyên dịch

{"register":{"columns":[]}}